Lễ Huý kỵ lần thứ 12 Hòa thượng khai sơn chùa Như Pháp

Sáng ngày 11/10/2024 (nhằm ngày 9/9 năm Giáp Thìn), tại chùa Như Pháp (ấp Tân Trung Giồng A, xã Hiếu Trung, huyện Tiểu Cần, tỉnh Trà Vinh) môn đồ đệ tử đã trang nghiêm tổ chức lễ Huý kỵ tưởng niệm 12 năm ngày Hòa thượng Thích Lưu Đoan, nguyên Ủy viên HĐTS, Trưởng ban Giáo dục Phật giáo tỉnh Trà Vinh, Viện chủ chùa Như Pháp viên tịch.

19

Quang lâm Chứng minh và tham dự có HT. Thích Phước Minh, HT. Thích Tâm Linh, HT. Thích Viên Minh đồng Chứng minh BTS GHPGVN tỉnh Trà Vinh; HT. Thích Trí Minh – Ủy viên HĐTS, Phó Trưởng ban Thường trực BTS GHPGVN tỉnh; HT. Thích Huệ Pháp – Ủy viên HĐTS, Phó ban kiêm Trưởng ban Tăng sự GHPGVN tỉnh; TT. Thích Minh Nhựt – Phó ban kiêm Trưởng ban Nghi lễ GHPGVN tỉnh; Phó Trưởng ban Thường trực BTS Phật giáo huyện Tiểu Cần; TT. Thích Tâm Khiết – Phó ban kiêm Chánh Thư ký BTS GHPGVN tỉnh; TT. Thích Phước Nguyên – Phó ban kiêm Trưởng ban Hoằng pháp GHPGVN tỉnh; ĐĐ. Thích Huệ Thắng – Phó ban kiêm Trưởng ban Kiểm soát GHPGVN tỉnh; Ni sư Thích Nữ Như Thức – Trưởng Phân ban Ni giới GHPGVN tỉnh; cùng chư Tôn đức Thường trực BTS GHPGVN tỉnh Trà Vinh; BTS Phật giáo huyện Tiểu Cần; Tăng Ni trụ trì các cơ sở Tự viện và đông đảo Phật tử trong tỉnh tham dự.

Tại buổi lễ, chư Tôn đức Giáo phẩm đã quang lâm chánh điện thực hiện nghi thức niêm hương bạch Phật, đảnh lễ Tam bảo, tụng kinh và hồi hướng nhất tâm cầu nguyện Giác linh cố Hòa thượng Thích Lưu Đoan Cao đăng Phật quốc, chứng vô sanh pháp nhẫn.

Tại Tổ đường chùa Như Pháp, chư Tôn đức đã thành kính dâng hương tưởng niệm, cử hành nghi thức cung tiến Giác linh, cúng dường phạn thực, tri ân những đóng góp của Hòa thượng Thích Lưu Đoan đối với Đạo pháp và Dân tộc.

Thay mặt môn đồ đệ tử, ĐĐ. Thích Thiện Phẩm – Trụ trì chùa Như Pháp cung đối chư Tôn đức Giáo phẩm dâng lời tác bạch hoài niệm ân sư, cúng dường trai Tăng, tịnh tài và tịnh vật đến chư Tôn đức hiện tiền Chứng minh tại buổi lễ.

Dịp này, HT. Thích Phước Minh ban đạo từ tán dương công đức chư Tôn đức, Phật tử chùa Như Pháp là môn đồ pháp quyến vì lòng hiếu đạo đã long trọng tổ chức lễ Huý kỵ tưởng niệm lần thứ 12 cố Hòa thượng Ân sư thượng Nguyên hạ Chơn, hiệu Lưu Đoan, đã nói lên được truyền thống tốt đẹp Tôn sư trọng đạo. Với tinh thần “Ân giáo dưỡng một đời nên huệ mạng, Nghĩa ân sư muôn kiếp khó khăn đền” của người con Phật đối với các bậc tiền bối Tổ sư khai sơn chùa Như Pháp. 

Hòa thượng Thích Phước Minh nhắc lại công đức của Hòa thượng Thích Lưu Đoan đã có nhiều đóng góp cho Đạo pháp và Dân tộc khi Ngài còn hiện tiền, ngoài ra còn đào tạo được nhiều thế hệ Tăng tài hiện nay đang phục vụ Phật giáo tỉnh nhà. Bên cạnh đó, Hòa thượng gửi gắm, cũng như kỳ vọng môn đồ pháp quyến là thế hệ truyền đăng tục diệm, cố gắng kế thừa noi theo tấm gương, hạnh nguyện của Ân sư, phát huy tinh thần đoàn kết, hòa hợp, nỗ lực tu tập nhằm góp phần xây dựng chùa Như Pháp ngày càng phát triển hơn trong hiện tại và tương lai, để báo ân Thầy Tổ khả kính của mình.

Hòa thượng Thích Lưu Đoan thế danh Phạm Xuân, người làng Hiệp Phổ Trung, xã Hành Đức, huyện Nghĩa Hành, tỉnh Quảng Ngãi. Thân phụ là cụ ông Phạm Tùng, thân mẫu là bà Trần Thị Toản. Ngài sinh ngày 24/6/1943 (năm Quý Mùi) là con thứ trong gia đình trung lưu có truyền thống hiếu đạo sùng kính Phật pháp. Tuổi trẻ thông minh hiếu học, giữ gìn khuôn mẫu phép tắc, được bà con láng giềng thương mến, túc duyên sâu dày nên được sinh ra trong gia đình có truyền thống Phật giáo. Do nương vào tâm đạo của cha mẹ, Ngài thường lui tới chốn cửa thiền nghe kinh và tiếp xúc chư Tăng Ni, nhờ đó hạt giống Phật đã chuyển mình chờ duyên lành sẽ nảy mầm sinh trưởng. Duyên lành hội đủ, ngày 2/6/1958 (Mậu Tuất) Ngài được cha mẹ cho phép theo cầu pháp xuất gia với Hòa thượng Thượng Tâm Hạ Hương hiệu Mật Hiển, Trụ trì chùa Trúc Lâm Thành phố Huế, được Hòa thượng thâu nạp và ban cho pháp danh là Nguyên Chơn, hiệu Lưu Đoan. Từ đó, chốn cửa thiền chuyên tâm học đạo, công phu công quả mọi bề được Thầy khen bạn mến.

Đầu năm Tân Sửu, ngày 17/1/1961, Ngài được Hòa thượng bổn sư cho phép thọ Sa di giới tại giới đàn chùa Trúc Lâm Thành phố Huế. Quyết tâm nỗ lực không ngừng trên đường học đạo, ngày 16 – 18 tháng 7 năm 1965 (Ất Tỵ), Ngài được thọ Tỳ kheo giới tại Giới đàn Vạn Hạnh (tổ chức ở chùa Từ Hiếu, do Hòa thượng Thượng Giác Hạ Nhiên hiệu Trừng Thủy làm Đàn đầu Hòa thượng ). Thể hiện sự cầu tiến và quyết tâm nối truyền mạng mạch Phật pháp, Ngài còn xin phép Thầy đi tham học các nơi như Đà Nẵng, Tp.Huế,… với các bậc danh Tăng thạc đức đương thời.

Năm 1967, Ngài dự thi tuyển vào Trường Cao đẳng chuyên khoa Phật học tại chùa Linh Quang Thành phố Huế, kết quả thi đậu vào trường thuộc loại giỏi. Để chuẩn bị tư lương trên bước đường hoằng pháp lợi sanh, ngoài nội minh Phật giáo, Ngài còn tham học và thông hiểu các pháp thế gian như dịch lý toán số, địa lý phong thủy… với tinh thần tùy duyên hòa hợp nhằm thích ứng hoàn cảnh và đem lại lợi ích cho việc hoằng pháp sau này.

Năm 1971 Ngài tốt nghiệp Cao đẳng chuyên khoa Phật học nhưng vẫn tiếp tục tham vấn các bậc cao minh về Phật học và gần gũi Bổn sư, được truyền khế ấn Mật tông.

Năm 1972, Ngài tiếp nhận sự phân bổ của GHPG về tỉnh Vĩnh Bình làm nhiệm vụ Sứ giả Như Lai, Đặc ủy Hoằng pháp kiêm Giám học và Giáo thọ sư tại Phật học viện Khánh Hòa, chùa Phước Hòa. Sau đó, Tăng Ni trong tỉnh Vĩnh Bình thỉnh Ngài làm Chánh đại diện Phật giáo huyện Châu Thành (nay là Thị xã Trà Vinh) và làm Phó Trụ trì chùa Long Khánh, trụ sở Giáo Hội Phật giáo tỉnh Vĩnh Bình. Ngoài công tác Phật sự được Giáo hội giao phó, Ngài còn được Tăng Ni Phật tử thỉnh giảng tại các Trường Hạ và các đạo tràng trong tỉnh.

Năm 1974, chấp nhận gian nan thử thách với muôn vàn khó khăn giữa mưa bom bão đạn của chiến tranh tàn khốc, Ngài đến xứ Bến Cát xã Hiếu Tử huyện Tiểu Cần, tỉnh Vĩnh Bình (nay là tỉnh Trà Vinh) theo lời thỉnh mời của Phật tử kiến lập khai sơn chùa Như Pháp, hầu đem ánh từ quang của Phật thắp sáng tâm mê chúng sanh nơi vùng thôn quê hẻo lánh.

Sau năm 1975, Ngài tiếp tục công việc Phật sự tại tỉnh Trà Vinh và Chùa Như Pháp, Ngài vẫn dõi theo từng bước thời gian nhằm tìm thời cơ thuận lợi phát dương quang đại giáo pháp Như Lai.Đầu năm Tân Sửu, ngày 17/1/1961, Ngài được Hòa thượng bổn sư cho phép thọ Sa di giới tại giới đàn chùa Trúc Lâm Thành phố Huế. Quyết tâm nỗ lực không ngừng trên đường học đạo, ngày 16 – 18 tháng 7 năm 1965 (Ất Tỵ), Ngài được thọ Tỳ kheo giới tại Giới đàn Vạn Hạnh (tổ chức ở chùa Từ Hiếu, do Hòa thượng thượng Giác hạ Nhiên hiệu Trừng Thủy làm Đàn đầu Hòa thượng). Thể hiện sự cầu tiến và quyết tâm nối truyền mạng mạch Phật pháp, Ngài còn xin phép Thầy đi tham học các nơi như Đà Nẵng, Tp.Huế,… với các bậc danh Tăng thạc đức đương thời.

Năm 1967, Ngài dự thi tuyển vào Trường Cao đẳng chuyên khoa Phật học tại chùa Linh Quang Thành phố Huế, kết quả thi đậu vào trường thuộc loại giỏi. Để chuẩn bị tư lương trên bước đường hoằng pháp lợi sanh, ngoài nội minh Phật giáo, Ngài còn tham học và thông hiểu các pháp thế gian như dịch lý toán số, địa lý phong thủy… với tinh thần tùy duyên hòa hợp nhằm thích ứng hoàn cảnh và đem lại lợi ích cho việc hoằng pháp sau này.

Năm 1971 Ngài tốt nghiệp Cao đẳng chuyên khoa Phật học nhưng vẫn tiếp tục tham vấn các bậc cao minh về Phật học và gần gũi Bổn sư, được truyền khế ấn Mật tông.

Năm 1972, Ngài tiếp nhận sự phân bổ của GHPG về tỉnh Vĩnh Bình làm nhiệm vụ Sứ giả Như Lai, Đặc ủy Hoằng pháp kiêm Giám học và Giáo thọ sư tại Phật học viện Khánh Hòa, chùa Phước Hòa. Sau đó, Tăng Ni trong tỉnh Vĩnh Bình thỉnh Ngài làm Chánh đại diện Phật giáo huyện Châu Thành (nay là Thị xã Trà Vinh) và làm Phó Trụ trì chùa Long Khánh, trụ sở Giáo Hội Phật giáo tỉnh Vĩnh Bình. Ngoài công tác Phật sự được Giáo hội giao phó, Ngài còn được Tăng Ni Phật tử thỉnh giảng tại các Trường Hạ và các đạo tràng trong tỉnh.

Năm 1974, chấp nhận gian nan thử thách với muôn vàn khó khăn giữa mưa bom bão đạn của chiến tranh tàn khốc, Ngài đến xứ Bến Cát xã Hiếu Tử huyện Tiểu Cần, tỉnh Vĩnh Bình (nay là tỉnh Trà Vinh) theo lời thỉnh mời của Phật tử kiến lập khai sơn chùa Như Pháp, hầu đem ánh từ quang của Phật thắp sáng tâm mê chúng sanh nơi vùng thôn quê hẻo lánh.

Sau năm 1975, Ngài tiếp tục công việc Phật sự tại tỉnh Trà Vinh và Chùa Như Pháp, Ngài vẫn dõi theo từng bước thời gian nhằm tìm thời cơ thuận lợi phát dương quang đại giáo pháp Như Lai.

Sau khi Trà Vinh được tách ra từ tỉnh Cửu Long năm 1993, Ngài cùng chư Tôn đức Tăng Ni tích cực vận động, xin phép thành lập Tỉnh hội Phật giáo tỉnh Trà Vinh. Khi Tỉnh hội tỉnh được thành lập, Ngài được thỉnh làm Phó Ban Trị sự kiêm Trưởng ban giáo dục Tăng Ni và cố vấn ban Đại diện Phật giáo huyện Tiểu Cần xuyên suốt 4 nhiệm kỳ.

Trong năm 1992, lo hậu sự cho Hoà thượng Bổn sư thượng Mật hạ Hiển viên mãn, Ngài được huynh đệ Tăng Ni Phật tử trong hệ phái Trúc Lâm và Chư Tôn Đức các tự viện trực thuộc môn phái Tây Thiên suy cử làm Trụ trì Tổ đình Trúc Lâm thành phố Huế, kế thừa tổ nghiệp của Bổn sư.

Năm 1998, Ngài được GHPG Việt Nam tấn phong lên hàng Giáo phẩm Thượng tọa. Với chí nguyện lo cho sự phát triển của Phật pháp, Ngài cùng chư tôn giáo phẩm trong tỉnh Trà Vinh tích cực vận động tái thiết lại trường Phật học Trà Vinh, cái nôi của Phật giáo Miền Nam trong thời chấn hưng Phật giáo.

Năm 1999, trường Cơ bản Phật học Trà Vinh (nay là trường Trung cấp Phật học) được phép thành lập tại chùa Phước Hòa, Ngài được đề cử làm Phó Hiệu trưởng kiêm Giám luật và Giáo Thọ sư phụ trách giảng dạy Luật giới cho Tăng Ni xuyên suốt 3 khóa học. Ban Trị sự Tỉnh hội Phật Giáo Trà Vinh khai Đại Giới đàn Khánh Hòa năm 2002, Đại Giới đàn Huệ Quang năm 2005, Đại Giới đàn Khánh Anh năm 2008 Ngài đều được thỉnh làm Yết-ma A-xà-lê để truyền trao giới pháp cho Tăng Ni tu tập. Năm 2002, GHPG Việt Nam tấn phong Ngài lên hàng giáo phẩm Hòa Thượng.

Năm 2005, Ngài trùng tu lại chùa Như Pháp với quy mô lớn và toàn diện, làm chỗ nương tựa vững chắc cho môn đồ tứ chúng tu tập lâu dài. Năm 2007, Ngài được GHPG Việt Nam suy cử làm ủy viên Hội đồng Trị sự TƯ GHPG Việt Nam. Với uy tín đức độ và sự hy sinh chịu khó, Ngài không chỉ thực hiện các Phật sự lớn nhỏ trong tỉnh mà còn ảnh hưởng sâu rộng đến các tỉnh khác. Đệ tử xuất gia của Ngài gồm 26 vị hiện đa số đã là trụ trì các tự viện trong, ngoài tỉnh, tham gia và tổ chức các hoạt động Phật sự của Giáo hội Phật giáo tỉnh Trà Vinh, Phật tử tại gia trong và ngoài nước hơn 6.000 vị.

Sau gần nửa thế kỷ hoằng pháp lợi sanh, vì tuổi cao sức yếu nên Hòa Thượng đã lâm trọng bệnh, mặc dù đã được môn đồ pháp quyến, thế quyến, tập thể Y-Bác sĩ tận tình cứu chữa nhưng Hòa Thượng đã thuận thế vô thường , thâu thần thị tịch vào lúc 7 giờ 45 phút, ngày 16/10/2010 (mùng 9/9 năm Canh Dần). Trụ thế 68 năm, Hạ lạp 46 năm.

Ban TT-TT PG tỉnh Trà Vinh